Posts

Showing posts from August, 2018

NHẬN HỐI LỘ BAO NHIÊU THÌ BỊ KHỞI TỐ?

Image
Tội nhận hối lộ thuộc tội phạm về tham nhũng được quy định tại Điều 354 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015. Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ theo điều này là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2 triệu đồng trở lên. Nếu tiền của hối lộ có giá trị dưới 2 triệu đồng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Mức hình phạt khi nhận hối lộ Phó tránh án huyện nhận hối lộ lãnh án 12 tháng tù Về mức hình phạt, Điều 354, Bộ luật hình sự quy định như sau: Bị phạt từ 2 đến 7 năm khi: Tiền và tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ 2 triệu đến 100 triệu đồng. Tiền và tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc phạm tội nhiều lần. Lợi ích phi vật chất. Bị phạt tù từ 7 đến 15 năm khi phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây: Phạm tội có tổ chức. Lạm dụng chức vụ,

Những vụ án tham nhũng nổi tiếng ở Việt Nam

Image
10 vụ đại án tham nhũng trước 2013 Vào ngày 12 tháng 9 năm 2013, ông Nguyễn Bá Thanh- phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng , trưởng Ban Nội chính Trung ương và Ban cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã cùng làm việc với nhau. Tại buổi làm việc này, Viện KSND tối cao đã nêu 10 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được coi là đại án. Những vụ đại án này bao gồm: Vụ án tham nhũng tại Vinalines Vụ tham nhũng tại Công ty Cho thuê tài chính 2 (thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Agribank) Vụ án kinh tế tại Công ty dệt kim Phương Đông và một chi nhánh Agribank ở TP.HCM. Vụ án kinh tế tại sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ thuộc Agribank Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Phương Nam và một số ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu; Vụ án tham nhũng tại Ngân hàng Phát triển VN chi nhánh Đắk Nông; Vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương V

NGĂN CHẶN HỐI LỘ NHƯ THẾ NÀO?

Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh, bạn có thể thường phải đối mặt với áp lực khi bị đòi hối lộ hay lôi kéo vào hành vi tham nhũng. “Chỉ cần nói không!” Điều khó nhất đối với doanh nghiệp: Biết nói “Không!” Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh, bạn có thể thường phải đối mặt với áp lực khi bị đòi hối lộ hay lôi kéo vào hành vi tham nhũng. “Chỉ cần nói không!” là lời khuyên đơn giản, phổ biến từ các công ty đa quốc gia toàn cầu tới nhân viên của họ và tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước thuộc chuỗi cung ứng của họ. Lời khuyên là rất chân thành nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn lý tưởng. Về cơ bản, môi trường kinh doanh cụ thể, vị trí của doanh nghiệp bạn trên thị trường, mối quan hệ của doanh nghiệp bạn với các doanh nghiệp đối tác, hiệu quả của việc thực thi pháp luật sẽ ảnh hưởng đến quyết định đưa hay không đưa hối lộ. Chỉ duy nhất mình bạn mới quyết định được việc này. Hy vọng rằng với sự trợ giúp của hệ thống quản lý rủi ro được đề cập trong Bộ cô
Image
Tham nhũng ở Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới? Tham nhũng ở Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới? Thực trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay ra sao? Theo bài viết được đăng trên tạp chí Forber vào ngày 13/3.... Chỉ số nhận thức tham nhũng của Việt Nam 2017 Theo số liệu của Tổ chức minh bạch Quốc tế (Transparency International- TI), chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI)  năm 2017 dựa trên cảm nhận của các doanh nhân cũng như chuyên gia tham nhũng trong khu vực công cho thấy, Việt Nam được 33/100 điểm, là quốc gia đứng thứ 133/176 trên bảng xếp hạng toàn cầu. Điều này cho thấy tình hình tham nhũng ở Việt Nam đang hết sức nghiêm trọng. Thực trạng tham nhũng ở Việt Nam Theo báo cáo PAPI Theo cuộc khảo sát của TI về vấn nạn tham nhũng năm 2017, tỷ lệ hối lộ ở nước ta lên tới 65% và có 60% người được hỏi bi quan cho rằng các chính phủ hoạt động phòng chống tham nhũng không hiệu quả trong. Trong Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng , phó thủ
Image
Ban chỉ đạo phong chống tham nhũng được thành lập ở cấp Trung ương Theo quy định hiện hành ban chỉ đạo phong chống tham nhũng được thành lập ở cấp Trung ương. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng là cơ quan chống tham nhũng tối cao của Đảng. Vào ngày 1 tháng 2 năm 2013, bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban chỉ đạo. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng của nước ta cần chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước. Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng từ 2007 đến 2013 Nghị quyết về việc tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về phòng, chống tham nhũng đã được chấp thuận và thông qua. Mặc dù vẫn có rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng vào ngày 4 tháng 8 năm 2007, Quốc hội cũng đã thông qu