NGĂN CHẶN HỐI LỘ NHƯ THẾ NÀO?


Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh, bạn có thể thường phải đối mặt với áp lực khi bị đòi hối lộ hay lôi kéo vào hành vi tham nhũng. “Chỉ cần nói không!”

Điều khó nhất đối với doanh nghiệp: Biết nói “Không!”
Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh, bạn có thể thường phải đối mặt với áp lực khi bị đòi hối lộ hay lôi kéo vào hành vi tham nhũng. “Chỉ cần nói không!” là lời khuyên đơn giản, phổ biến từ các công ty đa quốc gia toàn cầu tới nhân viên của họ và tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước thuộc chuỗi cung ứng của họ. Lời khuyên là rất chân thành nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn lý tưởng.

Về cơ bản, môi trường kinh doanh cụ thể, vị trí của doanh nghiệp bạn trên thị trường, mối quan hệ của doanh nghiệp bạn với các doanh nghiệp đối tác, hiệu quả của việc thực thi pháp luật sẽ ảnh hưởng đến quyết định đưa hay không đưa hối lộ. Chỉ duy nhất mình bạn mới quyết định được việc này. Hy vọng rằng với sự trợ giúp của hệ thống quản lý rủi ro được đề cập trong Bộ công cụ này, bạn sẽ đưa ra quyết định đúng đắn.

Vậy, lựa chọn hiện nay của bạn là gì?

Nếu bạn chọn nói “CÓ”:
Trong thực tế, đưa hối lộ có thể là lựa chọn khả dĩ duy nhất, dù đây không phải là lời khuyên mà chúng tôi muốn đưa ra. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định xử lý tình huống của bạn. Bạn có thể giảm thiểu tác động bằng cách cân nhắc để tìm kiếm một giải pháp tốt hơn. Trong trường hợp buộc phải đưa hối lộ, thì bạn cần lưu giữ bằng chứng cho thấy mình bị ép buộc và phải chủ động thông báo cho cơ quan có thẩm quyền (cơ quan công an, viện kiểm sát, cơ quan thanh tra các cấp) để biết và có biện pháp xử lý phù hợp. Cách ứng xử này sẽ giúp bạn có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ tài sản đã dùng để đưa hối lộ.

Nếu bạn chọn nói “KHÔNG”:
Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, lựa chọn nói “không” không phải lúc nào cũng dễ dàng. Rủi ro của doanh nghiệp bạn là mất hợp đồng muốn có và khi hối lộ trở nên phổ biến ở thị trường hay trong quan hệ xã hội, thì rất có thể bạn không thể tiếp tục kinh doanh được nữa. Vì vậy, bạn cần phải nói không làm sao để người đòi hối lộ sẽ không vòi vĩnh bạn nữa. Có nhiều cách giúp khi bạn có thể nói “KHÔNG” trước những yêu cầu hối lộ mà không làm đổ bể hợp đồng trước mắt hay khiến quan hệ lâu dài với khách hàng xấu đi.

Không lựa chọn nào đảm bảo chắc chắn rằng sẽ ngăn được hối lộ nhưng những lựa chọn này có thể hạn chế tình trạng vòi vĩnh hối lộ và tiến tới ngăn chặn hẳn trong dài hạn.
Thông tin về luật phòng chống tham nhũng, mời bạn tham khảo tại website của chúng tôi

Liên kết MXH:

Comments

Popular posts from this blog

VÍ DỤ VỀ HÀNH VI THAM NHŨNG

Liên hệ bản thân về phòng chống tham nhũng

LẠM DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN.