Tác hại của tham nhũng


Đối với người trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hành vi tham nhũng

Có nguy cơ gánh chịu những hậu quả pháp lý nghiêm khắc từ phía cơ quan nhà nước, bao gồm trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự khi có liên quan đến hành vi tham nhũng;


Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý, đặc biệt là trách nhiệm hình sự chắc chắn sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề, như chấp hành hình phạt tù, mất việc làm hoặc hạn chế cơ hội tìm kiếm công việc trong tương lai.

Tham nhũng là gì?

Tham nhũng được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao chức vụ, quyền hạn nhưng lại lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi cho bản thân. Tham nhũng là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử và gắn liền với sự ra đời và tồn tại của nhà nước. Có thể nói tham nhũng là một kẻ thù nguy hiểm, kẻ thù của từng người dân và từng tổ chức. Hành vi vụ lợi này làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí của cán bộ, công nhân viên; làm giảm sút lòng tin của công dân với bộ máy nhà nước, xâm hại đến giá trị đạo đức của dân tộc.

Có thể nói, những nhu cầu của cá nhân chính là yếu tố dẫn đến hành vi tham nhũng; khi yếu tố về lợi ích kết hợp sự lạm dụng quyền lực của những người có chức vụ, có quyền hạn thì khả năng xảy ra tham nhũng là rất lớn rất lớn và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về tất cả các lĩnh vực của cuộc sống.
cảnh sát dẫn đầu biểu đồ tham nhũng
Cảnh sát dẫn đầu các ngành tham nhũng tại Việt Nam (Nguồn: Thuvienphapluat.vn)

Tác hại tham nhũng đối với chính trị

Hiện nay, tham nhũng ở nước ta đã ở mức vô cùng nghiêm trọng dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tham nhũng không chỉ xảy ra ở cấp Trung ương, ở những chương trình, dự án lớn mà còn xuất hiện ở cả những cấp chính quyền cơ sở- những cơ quan tiếp xúc với nhân dân hàng ngày.
Tệ nạn tham nhũng, hối lộ, ăn chơi phung phí gây tác hại rất lớn, làm tổn hại thanh dành của Đảng gây bất bình đối và giảm lòng tin của nhân dân đối với chính phủ, nhà nước; tiếp tay cho những thế lực thù địch để chống phá đất nước ta.

Tác hại tham nhũng đối với kinh tế

Tham nhũng gây ra những thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước, của tập thể và của công dân.
Trong những năm vừa qua, tham nhũng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và gây ra nhiều hậu quả không mong muốn. Đặc biệt, tác của tham nhũng trong vấn đề kinh tế là đặc biệt nghiêm trọng, hành vi này gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, tiền bạc, công sức và thời gian của nhân dân. Theo thống kê, giá trị tài sản bị thiệt hại liên quan đến hành vi tham nhũng của mỗi vụ lên đến hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng.

Tác hại của tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế không chỉ là việc tài sản, lợi ích của Nhà nước, của tập thể và cá nhân bị biến thành tài sản riêng của một người mà nguy hiểm hơn, hành vi này còn gây thiệt hại, thất thoát, lãng phí một lượng lớn tài sản của Nhà nước, của tập thể và của mỗi công dân.

Tác hại của tham nhũng đối với xã hội

Đối với khía cạnh xã hội, hậu quả của tham nhũng chính là làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội, làm tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.
Trước những lợi ích bất chính có được khi thực hiện hành vi tham nhũng; nhiều người có chức vụ, quyền lợi đã không giữ được phẩm chất đạo đức của mình. Chức vụ, quyền lực được giao không còn được sử dụng để phục vụ nhân dân mà đang hướng tới các lợi ích bất chính, bất chấp việc vi phạm luật pháp, làm trái công vụ, trái đạo đức.

Hành vi tham nhũng không chỉ diễn ra trong các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, ngân hàng,…. Mà đang dần có xu hướng lan sang các lĩnh vực khác- những lĩnh vực ít có khả năng xảy ra tham nhũng như: văn hóa, y tế, giáo dục,… thậm chí lan sang cả những lĩnh vực được đánh giá là không thể có hành vi tham nhũng dưới góc nhìn pháp luật và đạo đức như phúc lợi xã hội hay bảo việc pháp luật. Càng như vậy, hậu quả của tham nhũng ở Việt Nam càng trở nên nghiêm trọng và nguy hại hơn.

Đáng báo động hơn nữa là dường như tham nhũng đang  trở thành một điều bình thường trong quan niệm của một bộ phận cán bộ nhà nước. Điều này chính là biểu hiện của sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức; xâm hại đến những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.

Chính vì những lý do đó, bất kỳ ai trong chúng ta cũng nên hiểu luật phòng chống tham nhũng.

Mời bạn tìm hiểu thêm về luật phòng chống tham nhũng tại đây

Liên kết MXH:

Comments

Popular posts from this blog

VÍ DỤ VỀ HÀNH VI THAM NHŨNG

Liên hệ bản thân về phòng chống tham nhũng

LẠM DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN.