Luật phòng chống tham nhũng và những điều cần biết?

      1. Thông tin cơ bản về tham nhũng

      Tham nhũng là một vấn đề vô cùng nhức nhối trong xã hội. Hành vi này xuất hiện từ khá sớm, nó ra đời ngay từ khi có sự phân chia quyền lực và hình thành nhà nước. Tham nhũng tại Việt Nam đã gây “thiệt hại cho nguồn ngân sách chính phủ… ước lượng 30% đầu tư hạ tầng” (Vietnam Investment Review, số 699, ngày 7/3/2005).

      1.1 Tham nhũng là gì?- Một số cách hiểu về tham nhũng

      Theo nghĩa rộng, tham nhũng được hiểu là hành vi của một người nào đó có chức vụ, quyền hạn được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi cho bản thân.
      Theo từ điển Tiếng Việt, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của.
    Tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh, quốc tế chống tham nhũng (1969) đã định nghĩa tham nhũng là “sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng…”.

      Trong khi đó, theo Luật phòng chống tham nhũng năm 2005, “tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.  Người có chức vụ, quyền hạn ở đây chỉ giới hạn là những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống chính trị.

      Nhìn chung, có rất nhiều cách định nghĩa tham nhũng khác nhau, tuy nhiên khái niệm tham nhũng phổ biến nhất ở các quốc gia, tổ chức quốc tế là “việc lạm dụng quyền lực công để thu lợi cá nhân”.
luật phòng chống tham nhũng hợp nhất

      Thông thường, khi nói đến tham nhũng chúng ta thường hiểu là nói đến các quan chức nhà nước- những người lợi dụng chức quyền để lấy tiền, tài sản, … của Nhà nước, của doanh nghiệp và cá nhân để làm lợi cho bản thân.

      Tuy nhiên, hiện nay, quan niệm tham nhũng đã thay đổi. Đối tượng tham nhũng không chỉ là những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước mà đối tượng của nó còn là những người hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp.

       Có thể nói, hành vi tham nhũng bao gồm các hành vi cụ thể như đưa hối lộ, nhận hối lộ, tham ô, gây ảnh hưởng, lạm dụng quyền hạn, làm giàu bất chính của các quan chức; và các hành vi đưa hối lộ, nhận hối lộ, tham ô và các hành vi chiếm đoạt khác trong khu vực tư nhân,… (Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng).

      1.2 Những đặc trưng cơ bản của tham nhũng

      Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tham nhũng có những đặc trưng cơ bản sau:

      1.2.1 Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn

      Đặc điểm đầu tiên của tham nhũng là chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng phải là người có chức vụ, quyền hạn. Chẳng hạn: cán bộ, viên chức, quân nhân chuyên nghiệp, cán bộ lãnh đại, quản lý của doanh nghiệp,…
Nhìn chung, những đối tượng này có đặc điểm đặc thù là: họ thường là những người có quá trình cống hiến và công tác nên có nhiều kinh nghiệm; được đào tạo có hệ thống, là chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau; là những người có thể mạnh về kinh tế, quyền lực,..

      1.2.2 Hành vi tham nhũng: lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao

      Đặc điểm thứ hai của tham nhũng là chủ thể “lợi dụng chức vụ, quyền hạn” là làm lợi cho bản thân, cho gia đình mình hoặc cho những người có quan hệ khác. Có thể nói, đặc điểm này là yếu tố cơ bản để xác định một hành vi có phải là hành vi tham nhũng hay không. Một người có chức vụ, quyền hạn nhưng không lợi dụng chức vụ, quyền hạn không thể coi là tham nhũng. Và ngược lại, nếu một người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm lợi thì đều được coi là hành vi tham nhũng. Ở đây, đã có sự giao thoa giữa hành vi tham nhũng và những hành vi phạm tội khác, do đó cần lưu ý khi phân biệt các hành vi này.

      1.2.3 Mục đích tham nhũng: vụ lợi

      Hành vi tham nhũng là hành vi cố ý với mục đích vụ lợi. Vụ lợi ở đây được hiểu là các lợi ích về vật chất hoặc tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng của mình. Trong trường hợp chủ thể thực hiện hành vi không mang tính cố ý thì không được quy kết thành hành vi tham nhũng.

      Đối với khu vực tư nhân, trong trường hợp những người có chức vụ, quyền hạn trong các tổ chức, doanh nghiệp khu vực tư cấu kết, móc nối với những người thoái hóa, biến chất trong khu vực công hoặc lợi dụng vị thế của những người này để trục lợi thì sẽ bị quy kết thành đồng phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Để tham khảo thêm luật phòng chống tham nhũng, vui lòng xem thêm tại website của chúng tôi

Liên kết MXH:

 


Comments

Popular posts from this blog

VÍ DỤ VỀ HÀNH VI THAM NHŨNG

Liên hệ bản thân về phòng chống tham nhũng

LẠM DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN.