Tham nhũng là căn bệnh, là tệ nạn xã hội cần được bài trừ, lên án. Mọi công dân đều có trách nhiệm tham gia tích cực để ngăn chặn, đầy lùi tham nhũng...
Việc đấu tranh phòng ngừa tham nhũng không chỉ là trách nhiệm của cơ quan nhà nước mà đó còn là trách nhiệm của mọi tổ chức và từng cá nhân từ Đảng viên đến công nhân viên chức thông thường.
Vai trò, trách nhiệm của đảng viên trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc, việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Như vậy có thể nói, chỉ khi những người đứng đầu- những Đảng viên phải thật sự vào cuộc và nhận được sự đồng tính, ủng hộ cũng như sự giám sát của nhân dân thì công cuộc phòng chống tham nhũng mới đạt được hiệu quả tốt nhất.
Theo Văn kiện Địa hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, vai trò, trách nhiệm của đảng viên trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng là: “Mọi cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân từ Trung ương đến cơ sở và từng đảng viên, trước hết là người đứng đầu phải gương mẫu thực hiện và trực tiếp tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”.
Vai trò, trách nhiệm của công dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Đảng viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác đấu tranh, chống lại nạn tham nhũng; nhưng nhiệm vụ này chỉ có thể đạt được thành công khi có sự góp sức của toàn thể cộng đồng nhân dân Việt Nam.
Theo Điều 24, Nghi định số 47/2007/NĐ-CP, công dân Việt Nam có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về phòng, chống tham nhũng; công dân cần lên án, đấu tranh với những có dấu hiệu tham nhũng như tham ô, ăn hối lộ; phải phản ánh với Ban Thanh tra nhân dân, tổ chức mà mình đang hoạt động về hành vi cũng như các vụ việc tham nhũng; công dân Việt Nam có trách nhiệm hợp tác với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xác minh các vụ việc tham nhũng khi được yêu cầu.
Không những thế, công nhân cũng có trách nhiệm kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về việc phòng, chống tham nhũng.
Vai trò, trách nhiệm của sinh viên trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng
“Thanh nhiên là chủ tương lai của đất nước” và nhà trường chính là nơi rèn luyện đạo đức, bổ sung kiến thức cho thế hệ tương lai này. Không ít người cho rằng, dù hệ thống chính trị có bất ổn, xã hội có chậm phát triển,… thì việc đầu tư giáo dục luôn luôn phải được đặt lên hàng đầu.
Nhưng đáng buồn thay, ngay trong hệ thống giáo dục- nơi cần đến sự công bằng, trong sạch cũng đã xuất hiện hành vi tham nhũng. Các hành vi như đổi chác, phong bì, chạy điểm, chạy trường,… ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Điều này chứng minh rằng, môi trường trong sạch tại nhà trường đang dần bị ô nhiễm.
Vậy học sinh, sinh viên có nhiệm vụ như thế nào trong công cuộc đấu tranh, phòng chống tham nhũng?
Để phòng chống tham nhũng, trước hết học sinh, sinh viên cần thể hiện thái độ nghiêm túc trong học tập, cần tự phấn đấu bằng chính năng lực của bản thân. Đồng thời, trong môi trường giáo dục, sinh viên cũng cần có những ứng xử phù hợp để xây dựng các mối quan hệ minh bạch, trong sáng, lành mạnh, góp phần phòng chống tham nhũng trong môi trường giao dục.
Thông tin về luật phòng chống tham nhũng, bạn tham khảo thêm tại đây
Liên kết MXH:
Comments
Post a Comment